Đăng ký mở tài khoản PayPal vô cùng tiện lợi và miễn phí, có thể mua bán online, thanh toán trực tuyến thông qua dịch vụ PayPal một cách nhanh chóng an toàn bảo và mật, không sợ bị lộ thông tin khi thanh toán, Có thể chuyển tiền cho bạn bè người thân ở nước ngoài một cách tức thì lại hoàn toàn miễn phí.
Tuy nhiên chỉ nên chuyển tiền cho những người thân quen, đáng tin cậy, để không sẩy ra vấn đề gì như chanh chấp, mua, bán. Nếu sẩy ra vấn đề chanh chấp Paypal sẽ không chịu trách nhiệm vì đây là chuyển tiền hoàn toàn không mất phí mà.
Nội dung bài viết
PayPal là gì?
PayPal là một dịch vụ thanh toán trực tuyến chuyển tiền qua mạng Internet, khi đăng ký một tài khoản Paypal thành công ta có thể nạp tiền mua bán Online trên toàn thế giới.
PayPal đóng vai trò như một trung gian trong giao dịch chuyển tiền và rút tiền từ một cá nhân hay một tập thể ở các quốc gia khác nhau một cách an toàn thuận tiện, thanh toán nhanh chóng, không sợ bị lộ thông tin khi dùng thẻ Visa hay mastercard
Ngoài ra có thể dùng tài khoản Paypal để nhận chuyển tiền bán hàng khi tham gia cộng đồng Affiliate Marketing vì đa số các công ty đều thông qua dịch vụ Paypal để chuyển tiền cho khách hàng nhằm đảm bảo tính thuận tiện cho các khách hàng ở nhiều quốc gia khác nhau trên toàn thế giới
Lợi ích khi mở tài khản Paypal
- Sau khi nhận tiền có thể dễ dàng rút tiền về tài khoản ngân hàng tại Việt Nam
- Được phép hoàn tiền lên đến 60 ngày, nếu không hài lòng với dịch vụ khi thanh toán bằng Paypal.
- Có thể dùng chức năng Chargeback để lấy lại tiền nếu bị lừa đảo trên mạng
- Các công ty trên thế giới hiện nay đều yêu cầu bạn verify thông tin thẻ visa/mastercard từ Việt Nam, do đó cần phải chứng minh bằng cách chụp hình thẻ gửi qua gửi lại rất mất thời gian. Tuy nhiên nếu dùng PayPal để giao dịch thì sẽ khắc phục được vấn đề nay.
>>>Xem thêm…
Hướng dẫn đăng ký và mua tên miền tại Godaddy
Hướng dẫn mua hosting trên hawkhost mới nhất 2019
Các bước mở tài khoản PayPal
Yêu cầu chuẩn bị
- Thẻ Visa, mastercard từ các ngân hàng như ACB, Vietcombank, Viettinbank… trong thẻ phải có ít nhất 50k, vì khi verify Paypal bạn sẽ bị trừ $1.95 nhưng bạn đừng lo vì Paypal sẽ trả lại số tiền này cho bạn
- 01 tài khoản gmail đang sử dụng dùng để đăng ký
Tiến hành đăng ký
Để đăng ký mở tài khoản Paypal trước tiên hãy truy cập vào trang chủ của PayPal tại đây:
Tại trang chủ PayPal hãy ấn vào Đăng ký hoặc Đăng ký ngay
Cửa sổ Create your PayPal account. It’s free to sign up mở ra có 2 lựa chọn
- Buy with PayPal: Là tài khoản dành cho cá nhân, có giới hạn tiền gửi hàng tháng là $500. Có thể nạp tiền trực tiếp từ thẻ thanh toán vào tài khoản PayPal, tỉ lệ Limit thấp
- Receive payments with PayPal: Đây là tài khoản dành cho các công ty, tổ chức, cá nhân kinh doanh với số lượng chuyển khoản lớn, không bị giới hạn tiền gửi và nhận, tỉ lệ Limit cao
Tích chọn vào Buy with PayPal rồi ấn vào Get Started để bắt đầu đăng ký
Tạo tài khoản PayPal
- Country / Region: Chọn quốc gia bạn đang sống
- Family name: Điền họ của bạn
- Middle name: Điền tên đệm của bạn
- Given name: Điền tên bạn
- Email address: Nhập mail của bạn vào đây
- Create your password: Nhập mật khẩu vào đây ( Mật khẩu bao gồm chữ hoa, chữ thường, số và ký tự đặc biệt như @, #, $, …) VD: “honGnxnx@173“
- Confirm your password: Nhập lại mật khẩu như trên
Sau khi điền đầy đủ thông tin nhấn Next
>>>Lưu ý: Các thông tin trên phải điền thật chính xác, họ và tên tài khoản Paypal phải trùng tên với tài khoản ngân hàng
Khai báo thông tin cá nhân
- Date of birth: Điền ngày tháng năm sinh của bạn
- Nationality: Chọn quốc gia của bạn
- ldentificationType: Chọn National lD tức là khai báo bằng CMND
- ID number: Điền số CMND của bạn vào đây
- Address line 1: Điền địa chỉ nơi đang sống của bạn
- Subdistrict / ward: Điền Huyện hoặc Phường vào đây
- Town: Điền thành phố nơi bạn sống
- Larger city / Provi : Điền tỉnh nơi bạn sống vào đây
- Postal code: Điền mã bưu chính nơi bạn sống. Nếu bạn không biết có thể tra mã bưu chính của các tỉnh thành Việt Nam tại đây
- Phone Type: Chọn Mobile
- Phone number: Chọn mã của Việt Nam là +84 rồi điền số di động của bạn vào đây nhớ bỏ số 0 đằng trước số dd đi nhé
Tiếp theo tích chọn vào confirm that i have read…để xác nhận rồi ấn Agree and create account
Thêm thẻ Visa vào tài khoản PayPal
Đến đây là tài khoản Paypal đã được tạo thành công. Tiếp theo là thêm thẻ visa vào tài khoản paypal là có thể sử dụng mua sắm Online bằng cách Ấn vào Add a card to start using your PayPal account
Thêm thẻ Visa vào gồm 3 mục phải điền
- Credit card number: Nhập 16 số mặt trước của thẻ Visa vào đây
- Expiration date: Nhập tháng năm hết hạn của thẻ vào đây cũng ở mặt trước
- CSC: Nhập 3 số cuối cùng mặt sau của thẻ vào đây
Sau khi điền xong ấn Link Card
Lưu ý: 3 thông tin trên phải giữ bí mật không nên cho ai biết để tránh gặp rủi ro mất tiền trong tài khoản của mình
Tiếp tục ấn vào Go to your account để đi đến tài khoản
Nhấn Done để liên kết tài khoản, sau đó bạn sẽ được yêu cầu xác minh email
Bạn vào hòm thư mở email của Paypal gửi rồi ấn vào Confirm My Email Address để xác nhận email này là của bạn
Tại đây nhấn vào Not now để bỏ qua bước xác nhận số điện thoại để tiến hành verify tài khoản
Hướng dẫn verify tài khoản PayPal với Visa
Cột bên phải Banks and cards nhấn vào thẻ Visa mà bạn muốn xác minh hoặc trên menu chọn Wallet / Bank account and cards nhấn vào thẻ muốn xác minh
Tiếp tục nhấn Confirm your Card đến bước tiếp theo
Nhấn vào Get a Code để tiếp tục
Nhấn vào Done để đến bước tiếp theo
Bạn để ý sẽ có 1 tin nhắn từ ngân hàng gửi cho ban chứa mã code gồm 4 số. Để có tin nhắn này bạn phải đăng ký dịch vụ SMS Banking của ngân hàng khi bạn mở tài khoản đấy nhé
Nhập 4 số mã code vào rồi nhấn Confirm, lúc này trong tài khoản của bạn sẽ bị trừ đi $1.95 usd khoảng 43 nghìn gì đấy nhưng bạn sẽ được hoàn trả lại số tiền này sau vài ngày, có thể lên đến 1 tuần
Tại cửa sổ khu quản trị tài khoản Paypal bạn sẽ nhận được 1 tin nhắn Verify your card
Cuối cùng nhấn Done. Vậy là đã đăng ký và verify tài khoản Paypal với Visa xong rồi đấy
Hi vọng bài hướng dẫn sẽ giúp ích được cho mọi người có thể đăng ký cho mình một tài khoản Paypal trên Internet để sử dụng theo mục đích riêng của mình.
Chúc các bạn thành công!